Chia sẻ miễn phí

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016 22:31

Kinh nghiem hoc y

Nguyên tắc đầu tiên khi học Y

- Tự thân vận động, đừng phụ thuộc vào các thầy, các thầy chỉ là người hướng dẫn khi có điều mình chưa hiểu khi tự tìm tòi.

- Đừng học vì điểm.

- Học vì cái mình cần biết sau này, học để hiểu, học để vận dụng tư duy, vận dụng để chẩn đoán và điều trị sau này.

- Chuẩn bị mọi thứ cần thiết để tốt nghiệp.

Đích đến cuối cùng

- Thi nội trú và đỗ nội trú (70% sinh viên Y). Trượt thì học định hướng và xin việc ở các bệnh viện, thậm chí tự góp vốn lập viện tư.

- Đi học tiếp sau đại học ở nước ngoài (Thụy ĐIển, USA, Nhật). Một số ít có khả năng và điều kiện sẽ thi nội trú Mỹ (Thi USMLE)

- Nghiên cứu khoa học (bỏ lâm sàng)

- Làm trái ngành nghề, gọi là trái thôi, cũng khá liên quan: bảo hiểm, trình dược, buôn bán thiết bị y tế.

Học như thế nào

Năm 1 và năm 2

- Chuẩn bị cho mình một vốn tiếng Anh thật chắc, tôi nhắc lại là tiếng Anh. Sao cho hết năm 3,4 đạt IELTS 7.0 hoặc Toefl ibt tương đương. Tôi không khuyến khích tiếng Pháp dù nhiều chương trình hợp tác với Pháp vì tiếng Anh là đủ để các bạn giao tiếp, đọc, học các tài liệu Y khoa chuyên ngành, các bài báo cập nhật. 

- Học thật tốt, hiểu thật sâu Giải Phẫu, Sinh Lý. Tôi vẫn nhắc lại là Giải Phẫu và Sinh Lý, nó là nền móng cho mọi bộ môn lâm sàng sau này. Học và hiểu. Khó khăn nhất là giải phẫu 2 năm mới được 2 cái xác, số đen học năm sau học sinh viên “phá” 1 chút là tanh bành rất khó xem. Một cách khắc phục là học bằng bộ Acland Anatomy, 1 bộ 7 DVD cực kì chi tiết của BS Acland. Cái khó: phải có tiếng Anh, xem lại điều 1. Atlas: Netter không phải bàn.

- Các môn nào đáng lưu ý nữa: Vi Sinh, Hóa Sinh, Mô Phôi, Miễn Dịch

- Các môn khác: đừng để trượt.

- Cuối năm 2 có thể xin tham gia 1 đề tài nào đó của các bộ môn cơ sở để làm quen với khái niệm về “nghiên cứu khoa học”.

Tài liệu ngoại văn khuyến cáo nên có: Medical Terminology (thuật ngữ Y học, rất quan trọng bởi bạn giỏi tiếng Anh không có nghĩa là bạn đọc, học và dịch được tài liệu Y khoa); 1 quyển từ điển Y khoa Anh Việt, Gray Anatomy for Student hoặc Clinically Oriented Anatomy(1 trong 2); Costanzo’s Physiology. Không khuyến cáo đọc Guyton hoặc Gray bố.

Năm 3

Năm này khá đặc biệt, có tính chất bản lề, bạn bắt đầu được học tiền lâm sàng và đi lâm sàng vào học kì 2. Có 3 môn cần nắm vững trong năm 3: Giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh và Dược Lý, rất quan trọng sau này. Nếu nắm được giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh thì dược lý không khó như bạn tưởng.

Học thật tốt tiền lâm sàng, cách khám bệnh. Đọc Bate’s guide là tốt nhất để hỗ trợ

Đi lâm sàng Y3 cần nhất là học cách khám đúng, phát hiện triệu chứng đúng, đặc biệt là các đêm trực, và đừng tỏ ra khó chịu khi bị sai đi lấy xét nghiệm bởi bạn sẽ nhận lại được nhiều thứ không ngờ đâu, dù sao cũng là phục vụ bệnh nhân, phục vụ bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Năm 3 cần khám phát hiện triệu chứng đúng và bắt đầu gắn triệu chứng vào bệnh, bắt đầu học tư duy chẩn đoán từ triệu chứng vào bệnh. Năm nay khám càng nhiều càng tốt, hỏi càng nhiều càng tốt trên nguyên tắc : tự thân vận động là chính, các BS không phải lúc nào cũng đúng nhưng chắc chắn nhiều kinh nghiệm hơn mình, và tiếp tục đứng trên cơ sở của giải phẫu và sinh lý.

Tài liệu ngoại văn khuyến cáo: Bate’s Guide, Katzung Pharmacology, Robbin Contran Pathology, Guyton Physiology, giờ mới là lúc đọc đến Guyton.

Năm 4, năm 5

Cơ bản thì 3 năm 3,4,5 học được lâm sàng nhiều nhất. Năm 4 bắt đầu học về bệnh học, từ triệu chứng, chẩn đoán sơ bộ phải chỉ định được xét nghiệm, đọc được xét nghiệm và biết về điều trị. Cách học tốt nhất là bám chặt vào 1 vài bệnh nhân trong khoa, theo sát được diễn biến bệnh, xem điều trị của bệnh nhân, đọc tài liệu và so sánh. Chú ý rằng vẫn trên nguyên tắc tự thân vận động. Có thể mọi thứ thực tế không diễn ra đúng như trong sách vở, so sánh, đối chiếu và đặt ra câu hỏi tại sao. Không xem, chép chẩn đoán trong bệnh án vì không phải bao giờ BS cũng đúng.

Đi lâm sàng tôi có riêng một khái niệm về “nhạy cảm lâm sàng” và cái này không thể dạy được.

Học về Nhi là 1 thế giới khác, mọi khái niệm phải xây dựng lại từ đầu

Đi các chuyên khoa lẻ cũng để các bạn có thêm cái nhìn tổng quát, giúp định hướng chuyên khoa sau này

Tài liệu khuyến cáo: Harrison’s (dù bạn làm chuyên khoa nào cũng nên đọc), Washington manual medical therapeutics, Schwartz’s Surgery, Nelson’s Pediatrics hoặc Harriet Lane Handbook, ngắn gọn cho Nhi

Kỹ năng nên luyện có, dù làm bất kì CK nào: đọc điện tim, XQ tim phổi, một số thủ thuật chọc dịch màng phổi, ổ bụng, khâu tiểu phẫu. 

Cuối năm 4, nếu đủ bản lĩnh tiếng Anh, hãy đăng kí để đi Úc 1 tháng (học bổng Hocmai) và nên tham gia 1 đề tài nghiên cứu khoa học cùng các thầy cô bên bộ môn YTCC, học kĩ năng và những khái niệm về nghiên cứu. Đầu năm thứ 5 nếu có ý định thi nội trú, hãy bắt đầu xin tài liệu và tự chuẩn bị tài liệu dần, xin đề tài tốt nghiệp dần

Năm 6

Không học được nhiều như bạn tưởng, tua lại 1 vòng Nội Ngoại Sản Nhi, củng cố kiến thức, làm khóa luận, học trâu bò nếu có ý định thi nội trú.

Củng cố ngoại ngữ và tìm các học bổng sau đại học ở nước ngoài.

Trên đây chỉ là vài tips trong quá trình học, chắc chắn còn thiếu sót nhưng tôi cho làm được thế bạn đã quá thành công trong 6 năm học Y rồi. Chúc các bạn học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016 20:40

Bài tập thở 60 giây giúp dễ ngủ

Tiến sĩ Andrew Weil từng được đào tạo tại trường Harvard, hiện sống tại Tucson, Arizona, Mỹ. Ông đưa ra hướng dẫn kỹ thuật mới được gọi là "thở thư giãn", thực hiện hai lần một ngày, có thể giảm căng thẳng, giúp bạn dễ ngủ.

Kỹ thuật này là một phương thuốc giảm căng thẳng tự nhiên cho hệ thần kinh, nó mô phỏng phương pháp thở của yoga và thiền, giúp cơ thể thư giãn.

Theo kênh YouTube của tiến sĩ Weil: "Bài tập thở theo nhịp 4-7-8 cực kỳ đơn giản, không tốn thời gian, không yêu cầu dụng cụ gì và có thể thực hiện ở bất cứ đâu".

Tiến sĩ Weil khuyên bạn làm theo những hướng dẫn dưới đây hai ngày một lần, trong 6-8 tuần, cho đến khi bạn hoàn toàn thành thục kỹ thuật này:

- Bước 1: Ngồi thẳng lưng, thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo thành tiếng gió.

- Bước 2: Khép miệng và nhẹ nhàng hít vào qua mũi, đếm nhẩm từ 1 đến 4.

- Bước 3: Giữ hơi thở lại và đếm từ 1 tới 7.

- Bước 4: Thở ra hoàn toàn bằng miệng, tạo thành âm thanh như tiếng gió, đếm nhẩm từ 1 đến 8.

Cả quá trình từ bước 1 tới bước 4 là hoàn thành một lần thở. Sau khi thực hiện xong, bạn làm lại chu kỳ trên 3 lần cho tới khi thực hiện được 4 lần thở.

"Nhớ rằng bạn luôn hít vào nhẹ nhàng qua mũi và thở ra thật rõ qua miệng. Đầu lưỡi của bạn cần đặt ở một vị trí (thường là ở chân răng hàm trên) suốt cả quá trình hít - thở", tiến sĩ Weil nhấn mạnh.

"Toàn bộ thời gian bạn dành cho mỗi bước không quan trọng, tỉ lệ 4:7:8 khi hít vào, thở ra hay nín thở mới cần lưu ý", ông nói thêm. 

Phần quan trọng nhất trong quá trình này là giữ hơi thở trong 8 giây. Việc giữ hơi thở này cho phép oxy đầy phổi bạn và sau đó giúp tuần hoàn máu được hiệu quả khắp cơ thể. Sự gia tăng oxy này có thể mang lại tác dụng thư giãn.

Tập trung vào hơi thở có thể làm bạn quên đi những ý nghĩ căng thẳng và cho phép bạn hướng chú ý tới sự bình lặng.

Có những điểm tương đồng giữa kỹ thuật này với việc thực hành thiền chánh niệm và yoga - đó là đều sử dụng kỹ thuật thở để tập trung tâm trí.

11 ĐIỀU ĐƠN GIẢN KHIẾN NGƯỜI KHÁC ẤN TƯỢNG VỀ BẠN


11 ĐIỀU ĐƠN GIẢN KHIẾN NGƯỜI KHÁC ẤN TƯỢNG VỀ BẠN

1. Cách ăn mặc

Ấn tượng đầu tiên là vẻ bề ngoài, đa số mọi người hay để ý đến quần áo, giầy dép, kiểu tóc, v.v… của bạn. Tuy vậy, đừng quá trưng diện, kiểu cách, lòe loẹt, bởi như thế, người khác sẽ có cái nhìn phản diện hơn là tích cực về bạn đấy. Hãy chọn mặc những trang phục kín đáo, lịch thiệp…, chắc chắn rằng bạn sẽ luôn thu hút người khác.

2. Mỉm cười

Nụ cười có sức ảnh hưởng “lan tỏa” đến người đối diện và mọi người xung quanh. Bạn dễ bắt gặp nụ cười từ những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên, từ những người nước ngoài tình cờ gặp trên đường phố – họ mỉm cười với bất kỳ ai, đây là phản ứng tự nhiên của họ, và dĩ nhiên chúng ta cũng sẽ nở nụ cười thân thiện để đáp lại. Bạn hãy luôn mỉm cười với tất cả mọi người. Nhìn ai đó và khẽ mỉm cười thân thiện với họ, sẽ nhắc nhở họ cuộc sống này vẫn còn nhiều niềm vui và thú vị.

3. Tử tế

Mọi người sẽ rất hài lòng vì sự tử tế của bạn dù hành động chỉ rất nhỏ, nhường ghế cho người già, phụ nữ trên xe buýt, dắt người khuyết tật qua đường, nói lời “cảm ơn” khi đồng nghiệp lấy cho bạn một cốc nước, nói lời “xin lỗi” khi bạn lỡ đụng phải người nào đó trên đường…. Bạn hãy tập để ý đến mọi thứ đang diễn ra quanh mình. Mỗi hành động, cử chỉ của bạn đều được đánh giá qua ánh mắt nhìn của mọi người.

4. Quan tâm đến người khác

Chăm lo cho gia đình và tận tâm với xã hội là những hành động đáng được mọi người trân trọng và quý mến. Có thể có người sẽ nghĩ đưa tiền bố mẹ hay bố thí chút tiền cho người khốn khổ đã là thể hiện sự quan tâm đến gia đình và xã hội. Tuy nhiên, tiền bạc chỉ là thứ vật chất, khó có thể cảm nhận được “tấm lòng” của bạn dành cho họ. Hãy dành thời gian chăm lo việc nhà, chia sẻ với người khác nếu thấy họ bị mất phương hướng trong cuộc sống và cần sự giúp đỡ của bạn, tham gia các hoạt động cộng đồng, từ thiện. Mọi người sẽ nghĩ: “Ái chà, người này thật tốt bụng, biết nghĩ cho mọi người”.

5. Là chính bạn

Cuộc sống này vô vàn những thứ lôi cuốn và hấp dẫn. Không phải thứ gì mình muốn cũng sẽ được và bạn không cần phải đánh đổi bản thân để có được nó. Bạn nên biết thế nào là “đủ” và làm những gì trong khả năng của mình. Đừng để dòng chảy của xã hội cuốn bạn theo, hãy giữ vững bản thân trước mọi cám dỗ. Người khác sẽ thật sự ấn tượng về bạn.

6. Suy nghĩ tích cực

Có những người nhiều lúc không kiềm chế được cảm xúc, vô ý hoặc cố tình nói những lời không hay, làm tổn thương lòng tự trọng của bạn. Khi bạn cảm thấy bị xúc phạm, bạn hãy chọn cách giữ trong tâm hay bỏ qua và tha thứ cho họ.
Có những tình huống khiến bạn thực sự thấy mệt mỏi, nhưng mọi việc đều có hướng giải quyết. Đừng để bản thân đi vào vòng lẩn quẩn mà hãy suy nghĩ lạc quan tìm phương hướng giải quyết. Khi bạn suy nghĩ tích cực, một thế giới mới sẽ mở ra trước mặt. Người có suy nghĩ lạc quan sẽ ảnh hưởng tới cả những người khác, giúp họ nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống một cách tích cực và cởi mở hơn.

7. Nhận lỗi
Khi bạn mắc sai lầm, hãy đường hoàng nhận lỗi và tìm cách sửa lỗi. Đổ lỗi là một điều rất không tốt, khiến bạn đánh mất đi tính trung thực của mình và mọi người sẽ coi thường bạn nếu như sự việc bị “vỡ lở”. Mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp khi bạn nói lên sự thật và nhận lỗi. Người khác sẽ không vì bạn có lỗi lầm mà trách mắng bạn, ngược lại, khi bạn biết nhận lỗi, họ sẽ dễ dàng chấp nhận và tha thứ cho bạn. Thậm chí, nhiều người sẽ khâm phục bạn vì bạn là một người “dám làm dám chịu”.


8. Giữ lời hứa

Giữ lời hứa là một điều rất quan trọng và nghiêm túc, vậy mà nhiều người lại không coi trọng điều đó. Họ hứa nhiều nhưng không thực hiện được điều đã hứa. Đa phần những lời biện minh, lấp liếm cho việc không giữ lời hứa là: “Mình chỉ hứa như vậy để giúp người kia cảm thấy tốt hơn thôi, vì họ đang suy sụp mà”.
Tuy nhiên, lời hứa chưa bao giờ có thể dùng như là một liệu pháp tâm lý hay một công cụ để thuyết phục người khác, bởi vì chẳng ai còn cảm thấy dễ chịu mà thay vào đó là sự thất vọng, khó chịu và thậm chí giận dữ vì những lời hứa suông. Nếu bạn không chắc mình có thể giữ lời hứa, không nên hứa với ai điều gì. Và khi bạn đã hứa với ai một điều gì đó thì hãy làm mọi thứ để biến điều đó thành hiện thực. Ngay thời khắc bạn hoàn thành lời hứa của mình, lòng tin của người khác với bạn sẽ tăng lên đáng kể.

9. Quan tâm và giúp đỡ người khác

Chúng ta có thể quan tâm và giúp đỡ người khác bất kỳ lúc nào hay bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội để làm những điều đó trong cuộc sống đầy những bận rộn và lo toan này – vì vậy, hãy nắm bắt cơ hội. Đôi khi, đơn giản chỉ là một cái ôm thật lòng để người đang gặp khó khăn hay hoạn nạn cảm nhận được sự quan tâm và ấm áp tình người của bạn dành cho họ.

10. Lắng nghe

Nếu có ai đó muốn tâm sự hay trò chuyện với bạn, hãy lắng nghe họ, thể hiện sự chú tâm của bạn đối với câu chuyện của họ. Đừng vội suy nghĩ về câu trả lời, đôi khi chỉ cần lắng nghe, bạn sẽ thấu hiểu nỗi lòng và tâm tư của họ. Những gì bạn san sẻ với họ sau đó sẽ vô cùng trân quý.

11. Chia sẻ thông tin và kiến thức

Đừng che giấu những kỹ năng, kỹ thuật bạn đã tích lũy được trong cuộc sống. Hãy chia sẻ và hướng dẫn cho những người muốn học – đây cũng là cách giúp đỡ họ có thêm niềm tin vào bản thân và cuộc sống.